Việt Anh
Việt Anh

Thánh lễ tại đất thánh kính nhớ ông bà tổ tiên

Thánh lễ tại đất thánh kính nhớ ông bà tổ tiên

Truyền thống Kitô giáo Việt Nam dành ngày mùng hai Tết hôm nay để kính nhớ Tổ tiên, Ông bà như muốn tạo bầu khí xum họp thân thiết giữa những người còn sống và những người đã chết, để tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn, đồng thời nhắc nhở con cháu cố gắng sống xứng đáng với công ơn của Tổ tiên-Ông Bà. Điều răn thứ bốn dạy ta phải thảo kính cha mẹ. Cha Đắc Lộ trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày (1651) cho rằng thảo kính cha mẹ gồm bốn phần, đó là yêu mến, kính sợ, chịu lụy và giúp đỡ cha mẹ. Cha còn ghi nhận một tập tục đặc biệt vào thời đó, ngày Mồng Một Tết, người dân và cả những quan lớn, sau khi theo vua chúa đi tế Nam Giao về, “ai nấy về nhà mà lạy cha mẹ ông bà ông vải”. Vào năm 1625, các thừa sai cho phép cúng giỗ các vị đã khuất trong các gia đình, ngoài bàn thờ kính Chúa, còn có “bàn thờ” tổ tiên. Chỉ có hai điều không được phép, đó là đốt vàng mã và tin tổ tiên về ăn đồ cúng. Thật ra, người Công Giáo nhớ đến người quá cố không qua những nghi lễ giỗ chạp hàng năm, cho bằng qua việc cầu nguyện và dâng lễ hàng ngày.

Tiếp theo truyền thống cha ông, giáo xứ Cần Xây thánh lễ sáng mồng 2 dành cách đặc biệt để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ những người còn sống và thánh lễ buổi chiều tại đất thánh cầu cho ông bà tổ tiên, cha mẹ những người đã khuất. Mặc dù tại đất thánh mới chỉ có trên 36 mộ nhưng từ 16 giờ số người hội tụ về đất thánh rât đông tạo nên một không khí vui tươi, gặp gỡ giữa người sống và người chết thật thắm tình và đầy xúc động. Sau đây là một số hình ảnh lễ tại đất thánh.

comments powered by Disqus